Mật rỉ đường hay còn gọi là rỉ đường. Mật rỉ đường là chất lỏng đặc sánh còn lại sau khi đã rút đường bằng phương pháp cô và kết tinh. Mật rỉ đường là một phụ phẩm trong quá trình sản xuất đường nhưng lại có tác dụng rất đa dạng trong nông nghiệp, công nghiệp, xử lý môi trường, đặc biệt sử dụng mật rỉ đường làm thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm không chỉ giúp giảm chi phí thức ăn chăn nuôi mà còn cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết, tăng độ ngon miệng thức ăn cho vật nuôi.
ĐẶT ĐIỂM NỔI BẬT
Mật rỉ đường hay còn gọi là rỉ đường. Mật rỉ đường là chất lỏng đặc sánh còn lại sau khi đã rút đường bằng phương pháp cô và kết tinh. Mật rỉ đường là một phụ phẩm trong quá trình sản xuất đường nhưng lại có tác dụng rất đa dạng trong nông nghiệp, công nghiệp, xử lý môi trường, đặc biệt sử dụng mật rỉ đường làm thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm không chỉ giúp giảm chi phí thức ăn chăn nuôi mà còn cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết, tăng độ ngon miệng thức ăn cho vật nuôi.
Ứng dụng:
– Trong xử lý nước thải: Nguồn dinh dưỡng bổ sung cho vi sinh trong quá trình xử lý hiếu khí tại các hệ thống xử lý nước thải công nghiệp nghèo dinh dưỡng.
– Trong ngành thực phẩm: Làm nguyên liệu lên men để sản xuất rượu rum; Sử dụng trong sản xuất một số loại bia đặc biệt có màu tối; Sử dụng để tạo hương cho thuốc lá; Dùng để bổ sung sắt cho các đối tượng không dung nạp khoáng chất này trong viên sắt bổ sung; Phụ gia trong chế biến thức ăn chăn nuôi; Sử dụng làm mồi câu cá.
– Trong ngành hóa chất: Là nguồn các bon trong một số ngành công nghiệp; Được tẩy trắng bằng magie clorua và dùng để làm chất chống tạo băng; Sản xuất cồn etylic dùng làm nhiên liệu động cơ.
– Trong công nghiệp: Làm tác nhân chelat hóa; Sử dụng trong sản xuất gạch; Được hỗn hợp với keo để dùng trong ngành in.
– Trong ngành nông nghiệp: Bổ sung vào đất trồng để tăng hoạt tính sinh học của đất; Sử dụng trong thủy canh để cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, gồm các loại carbohydrat là thành phần chủ yếu cấu tạo nên tế bào thực vật và cây trồng có thể sử dụng nhanh như deoxyribose, lyxose, ribose, xylulose và xylose.
Bảo Quản Mật Rỉ Đường:
Các đặc điểm cần lưu ý để bảo quản mật rỉ đường bao gồm:
– Rỉ đường thường có màu sẫm. Màu này khó bị phá huỷ trong quá trình lên men. Sau lên men chúng sẽ bám vào sinh khối vi sinh vật và bám vào sản phẩm. Việc tách màu ra khỏi sinh khối và sản phẩm thường rất tốn kém và rất khó khăn. Giữa hai loại mật rỉ, loại mật rỉ từ cây mía có màu sẫm hơn màu mật rỉ nhận từ sản xuất củ cải phải xử lý trước khi tiến hành quá trình lên men.
– Hàm lượng đường khá cao (thường nằm trong khoảng 40 – 50%).Lượng đường này chủ yếu là saccharose nên khi tiến hành lên men phải pha loãng tới nồng độ thích hợp.
– Đặc điểm gây khó khăn lớn nhất cho quá trình lên men là hệ keo trong mật rỉ. Keo càng nhiều, khả năng hoà tan oxy càng kém và khả năng trao đổi chất của oxy càng kém. Do đó công việc quan trọng nhất khi sử dụng mật rỉ là phải pha hệ keo này.
– Vì rỉ đường là chất dinh dưỡng khá lý tưởng nên chúng rấy dễ bị vi sinh vật xâm nhập và phát triển. Như vậy chất lượng mật rỉ cũng dễ thay đổi theo thời gian bảo quản.
– Để giải quyết những đặc điểm không thuận lợi có trong mật rỉ đối với quá trình lên men, người ta thường sử dụng axit sunfuric đậm đặc với lượng 3,5kg cho một tấn mật rỉ. Khi cho H2SO4 vào mật rỉ, ta có ba cách thực hiện quá trình xử lý này :
+ Cách thứ nhất : Khi cho 3,5kg H2SO4 vào một tấn mật rỉ, người ta khuấy đều ở nhiệt độ thường trong thời gian 24h, sau đó ly tâm dịch trong .
+ Cách thứ hai : Khi cho 3,5kg H2SO4 vào một tấn mật rỉ, người ta đun toàn bộ lên 85oC và khuấy đều liên tục trong 6h, sau đó ly tâm thu dịch trong.
+ Cách thứ ba : Cho H2SO4 đến khi pH của mật rỉ đạt được giá trị là 4, người ta đun nóng đến 120 – 125oC trong một phút để các chất vô cơ kết tủa, sau đó ly tâm thu dịch trong.
Thực hiện một trong ba cách trên sẽ thu được dịch mật rỉ đã loại thể keo và màu. Từ mật rỉ đã qua xử lý này đem pha chế thành các loại môi trường có nồng độ khác nhau. Ví dụ môi trường nuôi cấy thu nhận sinh khối, nồng độ chỉ cần 2 – 4 %. Trong khi đó môi trường lên men cồn hoặc axit hữu cơ, nồng độ đường lại từ 16 – 22 %. Tuy nhiên giá trị của mật rỉ trong quá trình nuôi cấy nấm men thu nhận sinh khối không chỉ do lượng đường saccharose có trong mật rỉ mà còn do các loại muối khoáng, các chất kích thích sinh trưởng và các thành phần khác quyết định.